Cách nuôi mèo

Cách nuôi mèo Kinkalow khỏe mạnh, xinh đẹp nhàn tênh không phải ai cũng biết

Mèo Kinkalow có ngoại hình xuất sắc với điểm đặc trưng là gương mặt tròn xoe cùng 4 chân ngắn chũn chĩn vô cùng độc đáo và đáng yêu. Chính vì thế, Kinkalow được xếp vào danh sách những giống mèo cảnh hót nhất hiện nay. Nếu bạn đang tò mò về giống mèo này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Yeumeo.net nhé.

Cách nuôi mèo Kinkalow
Mèo Kinkalow có đôi chân ngắn đặc trưng khiến nhiều người yêu thích

1. Tìm hiểu về mèo Kinkalow

Mèo Kinkalow có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, là kết quả của cuộc lai tạo giữa 2 giống mèo Munchkin và American Curl. Chính vì thế, Kinkalow thừa hưởng toàn bộ những đặc điểm đặc trưng nhất của hai giống mèo này.

Sau một thời gian ra đơi, chú mèo này đã được TICA và TDCA công nhận là một giống mèo độc lập. Từ đó đến nay, chúng luôn được nằm trong danh sách những giống mèo cảnh thú vị nhất.

1.1. Ngoại hình của mèo Kinkalow

Mèo Kinkalow sở hữu cơ thể nhỏ bé với cân nặng chỉ từ 1,5-3kg và chiều cao từ 18-20cm. Mặc dù nhỏ bé nhưng cơ thể của mèo lại rất săn chắc và khỏe mạnh.

Những bé Kinkalow có gương mặt tròn trĩnh, đáng yêu với đôi mắt to sâu màu nâu đen hoặc màu xanh thu hút.

Điểm đặc biệt nhất ở giống mèo này là đôi chân của chúng. Chân mèo ngắn đến mức gần sát với thân mình tưởng như bị dị tật. Nhưng thật ra đây chính lại là điểm đáng yêu khiến Kinkalow được nhiều người săn đón.

Bên cạnh đôi chân thì bộ lông cũng là điểm nhấn ở giống mèo này. Mặc dù lông mèo ngắn nhưng vô cùng mềm mượt, đa dạng màu sắc từ đen, trắng, nâu, đồng…

Xem thêm: Cách nuôi mèo Havana Brown – giống mèo sở hữu bộ lông socola ngọt ngào khiến bạn tan chảy

1.2. Tính cách của mèo Kinkalow

Mèo Kinkalow có tính cách dễ thương hệt như ngoại hình vốn có của chúng. Các bé rất biết nghe lời và thân thiện với các thành viên trong gia đình.

Kinkalow lúc nào cũng vui tươi và hoạt bát. Chúng có thể khiến bạn vui vẻ cả ngày, thích hợp để nuôi trong những nhà có trẻ nhỏ.

2. Cách chăm sóc mèo Kinkalow

Cách nuôi mèo Kinkalow
Mèo Kinkalow vô cùng ngộ nghĩnh và đáng yêu

2.1. Môi trường sống của mèo

Mèo Kinkalow dễ thích nghi trong mọi môi trường nên bạn có thể dễ dàng nuôi tại Việt Nam. Điều kiện lý tưởng nhất dành cho giống mèo này là một không gian mát mẻ.

Bạn hãy chuẩn bị cho chúng một nơi ở thoáng mát, rộng rãi. Tốt nhất là những không gian rộng, có sân vườn cho mèo chạy nhảy. Hãy luôn đảm bảo khu vực ăn ngủ và sinh hoạt của mèo được sạch sẽ.

2.2. Chế độ dinh dưỡng cho mèo

Mèo Kinkalow cần một chế độ dinh dưỡng đa dạng, đủ chất gồm tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin, các khoáng chất thiết yếu.

– Đối với chất đạm: Chuẩn bị thịt nạc từ thịt gà, thịt bò, cá tôm bóc vỏ,…

– Bổ sung thêm tinh bột từ cơm và chất xơ từ rau củ như: bí đỏ, cà rốt, rau xanh,…

– Để mèo săn chắc hơn bạn có thể bổ sung thêm 100g hạt khô mỗi ngày cho chúng.

Bạn cần lưu ý không được cho mèo ăn thực phẩm ôi thiu, hết hạn sử dụng. Hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, quá cay hay quá nhiều gia vị bởi sẽ khiến mèo mắc các bệnh về đường ruột.

2.3. Chăm sóc lông cho mèo con

Mặc dù đây là giống mèo lông ngắn nhưng lông của chúng khá dày. Do đó, bạn phải có chăm sóc đúng cách để lông mèo luôn khỏe và mềm mượt.

Hãy dùng lược chuyên dụng để chải lông cho mèo 2 lần mỗi tuần. Có thể nhỏ thêm vài giọt dầu oliu khi chải để lông mèo mọc nhanh và khỏe hơn.

Tắm cho mèo 1 lần/ tháng để mèo sach sẽ, không bị mắc các bệnh ngoài da. Đồng thời bạn cũng cần vệ sinh tai, mắt, mũi, miệng cho mèo hàng ngày.

2.4. Vấn đề sức khỏe của mèo

Mèo Kinkalow thường sẽ có tuổi thọ khá cao từ 15 -18 năm tuổi. Tuy nhiên, vì là giống mèo lai nên chúng dễ gặp phải một số căn bệnh như: bệnh về tiêu hóa, viêm khớp, suy thận, viêm cơ tim…

Chính vì thế bạn cần chăm sóc mèo cẩn thận, cho mèo đi thăm khám định kỳ. Đồng thời cần tiêm phòng đầy đủ cho mèo theo lịch để phòng các bệnh nguy hiểm ở mèo.

3. Cách nuôi mèo Kinkalow theo độ tuổi

Cách nuôi mèo Kinkalow
Mèo Kinkalow cần có chế độ chăm sóc đặc biệt

3.1. Mèo Kinkalow sơ sinh

Giai đoạn mèo sơ sinh khá nhỏ và yếu, chính vì thế bạn cần chăm sóc thật cẩn thận:

– Ủ ấm cơ thể mèo con 24/24 bằng khăn bông hoặc đèn sưởi.

– Cho mèo con bú sữa mẹ hoàn toàn theo nhu cầu.

– Nếu mèo mẹ ít sữa hãy cho mèo con uống sữa ngoài, ngày 4-5 bữa.

– Hãy khử trùng bình sữa hoặc xi-lanh trước khi cho mèo sử dụng.

– Hòa thêm canxi cho mèo vào sữa khi cho mèo con ăn.

3.2. Mèo Kinkalow 1-2 tháng

Giai đoạn này mèo Kinkalow đã cứng cáp và đi lại nhanh nhẹn hơn. Bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Tập cho mèo ăn thêm cơm nhão trộn cùng thức ăn xay nhuyễn như thịt, cá.

– Giảm sữa xuống còn 2 lần/ ngày. Hòa thêm canxi vào sữa cho mèo uống.

– Tuyệt đối không cho mèo ăn các loại xương vì sẽ dễ khiến mèo bị hóc.

3.3. Mèo Kinkalow 2-6 tháng

Trong giai đoạn này, mèo Kinkalow đang bắt đầu phát triển tăng tốc. Chế độ chăm sóc mèo như sau:

– Cai sữa hoàn toàn cho mèo để mèo ăn cơm và thức ăn.

– Cho mèo tập ăn hạt dinh dưỡng. Bạn có thể trộn cùng pate hoặc sữa cho dễ ăn.

– Cung cấp đủ nước uống cho mèo. Nhớ vệ sinh bát nước thường xuyên.

– Tiếp tục duy trì sử dụng canxi cho mèo để mèo phát triển tốt.

3.4. Mèo Kinkalow trên 6 tháng

Giai đoạn này, mèo cứng cáp và có sức đề kháng tốt vì chúng đã trưởng thành. Bạn cần:

– Duy trì chế độ ăn uống đã cho mèo làm quen từ trước.

– Bổ sung thêm các thực phẩm giàu năng lượng cho mèo như thịt bò, thịt gà, trứng vịt lộn…

– Tránh cho mèo ăn một số món như đường, socola, thực phẩm lên men sẽ khiến mèo bị bệnh đường ruột.

– Tiêm phòng và tẩy giun định kỳ cho mèo để phòng các căn bệnh nguy hiểm.

4. Lưu ý khi nuôi mèo Kinkalow

Lưu ý khi nuôi mèo Kinkalow
Mèo Kinkalow thông minh, ngoan ngoãn nên được nhiều người chọn nuôi

– Bạn cần phải thường xuyên vệ sinh, tắm rửa cho mèo để chúng luôn sạch sẽ, tránh được các bệnh về da.

– Cần chải lông cho mèo mỗi ngày để chúng có một bộ lông bóng mượt, không xơ rối.

– Tiêm ngừa phòng bệnh cho mèo đầy đủ và đúng lịch theo chỉ dẫn của thú y.

– Hàng tuần cần vệ sinh tai, mắt, miệng cho mèo để phòng bệnh về đường hô hấp

– Tẩy giun cho mèo mỗi tháng một lần sẽ giúp hệ tiêu hóa của mèo khỏe mạnh hơn.

– Trong quá trình chăm sóc mèo tại nhà nếu thấy có dấu hiệu gì bạn hãy cho mèo đi khám bác sĩ ngay nhé.

Những thông tin trên đây đều là những kiến thức do chuyên gia chia sẻ. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích tới bạn, giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc bé mèo Kinkalow của mình luôn khỏe mạnh, thông minh. Chúc bạn thành công!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button