Cách nuôi mèo Persian mau lớn, khỏe mạnh, ít ốm vặt mà bạn nên biết
Trong thời gian gần đây, mèo Persian đang được du nhập vào Việt Nam và được nhiều tín đồ yêu mèo ưa chuộng bởi ngoại hình vô cùng xinh xắn cùng tính cách nhẹ nhàng, ngoan ngoãn của chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về giống mèo này cũng như cách nuôi chúng. Bài viết dưới đây của Yeumeo.net sẽ chia sẻ tới bạn nội dung này. Mời bạn tham khảo.
1. Nguồn gốc của mèo Persian
Persian là giống mèo lâu đời ở đất nước Ba Tư – ngày nay là Iran. Vào những năm 1600, giống mèo này được một số người La Mã mang sang Châu Âu. Nhờ ngoại hình xinh đẹp, khuôn mặt đáng yêu mà Persian nhanh chóng được cả nước Anh yêu mến.
Sau đó, người Anh bắt đầu lai tạo ra nhiều con mèo Persian khác. Tuy nhiên, sau những lần lai tạo, Persian có thay đổi một chút về ngoại hình, khuôn mặt của chúng tịt hơn, mũi ngắn hơn.
Mèo Persian được du nhập vào Việt Nam khoảng năm 2010 và sau đó chúng nhanh chóng trở thành cơn sốt trong cộng đồng yêu mèo cảnh từ đó đến nay.
Xem thêm: Cách huấn luyện mèo Ankara tại nhà hiệu quả chỉ qua các bước cơ bản
2. Đặc điểm của mèo Persian
Điểm nổi bật nhất của Persian chính là bộ lông xù bóng mượt, phủ kín toàn bộ cơ thể mèo. Điều này làm cho đôi chân của mèo trông có vẻ ngắn hơn bình thường.
Màu lông của mèo Persian rất đa dạng từ đơn sắc như trắng, đen, xám, kem đến đa sắc như bicolor, tricolor, chinchilla….
Persian có chiếc đầu to tròn với khuôn mặt tịt và chiếc mũi rất ngắn. Những đặc điểm này kết hợp hài hòa lại làm cho khuôn mặt của mèo càng đáng yêu, ngộ nghĩnh hơn.
3. Cách nuôi mèo Persian đúng kỹ thuật
3.1. Thức ăn cho mèo Persian
Persian không quá kén ăn nên chủ nhân có thể cho mèo ăn đa dạng các loại thức ăn. Bạn chỉ cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng cho mèo.
Persian cần nguồn Protein từ các loại thịt đặc biệt là thịt bò. Bạn có thể thay đổi thực đơn theo từng ngày cho mèo, bổ xung xen kẽ thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, tôm….
Bên cạnh đó, chủ nhân cũng có thể lựa chọn thức ăn thương mại cho mèo như hạt dinh dưỡng, pate… đều được. Bạn cần lưu ý chọn loại đồ ăn cho mèo đúng độ tuổi nhé.
3.2. Chăm sóc lông cho mèo Persian
Bộ lông dài của Persian cần được chủ nhân chăm sóc hàng ngày để loại bỏ lông chết và các bui bẩn, kích thích lông mới phát triển tốt hơn.
Persian cũng cần được tắm 2-3 lần/tháng để mèo sạch sẽ, không bị ngứa ngáy. Chủ nhân lưu ý cần dùng sữa tắm chuyên dụng để tắm cho mèo. Sau khi tắm xong cần lau khô lông để mèo không bị cảm lạnh.
Trong khi tắm cho mèo, bạn cũng không nên xịt nước trực tiếp vào mặt mèo hay xối nước từ trên đầu xuống sẽ khiến cho mèo bị sặc và sợ hãi việc tắm rửa.
3.3. Vệ sinh khuôn mặt cho mèo Persian
Persian sở hữu khuôn mặt tịt nên rất hay mắc các vấn đề về tai, mũi, mắt. Chủ nhân cần thường xuyên vệ sinh, lau rửa mắt, mũi, miệng cho mèo bằng nước ấm.
Đánh răng cho mèo mỗi ngày bằng kem đánh răng dành riêng cho thú cưng để hơi thở mèo thơm tho, đồng thời phòng ngừa căn bệnh nha chu cho mèo Persian.
Bạn cũng cần thường xuyên cắt móng chân cho mèo để mèo di chuyển dễ dàng hơn, hạn chế việc cào đồ của chúng. Lưu ý đừng cắt sâu quá sẽ khiến mèo bị đau.
3.4. Sức khỏe và tuổi thọ của mèo Persian
Mèo Persian có sức khỏe ổn định, khỏe mạnh, rất ít khi mắc phải các căn bệnh di truyền nguy hiểm. Nếu được chăm sóc đúng cách và có môi trường sống phù hợp, chúng có thể sống được 12-15 năm.
Một số căn bệnh phổ thông mà mèo Persian thường gặp phải đó là: Bệnh hẹp ống thở, bệnh thận đa nang, bệnh truyền nhiễm, các bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da…
Để hạn chế thấp nhất các căn bệnh này, chủ nhân cần cho mèo đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch. Thăm khám cho mèo định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe của mèo.
4. Cách nuôi mèo Persian theo độ tuổi
4.1. Nuôi mèo Persian mới sinh
Giai đoạn mèo sơ sinh là khó chăm sóc nhất, chủ nhân cần đặc biệt lưu ý bởi vì mèo mới sinh còn chưa mở mắt, không tự di chuyển được và hệ tiêu hóa còn rất yếu.
Nguồn dinh dưỡng duy nhất của Persian chỉ là sữa mẹ. Chủ nhân hãy cho mèo bú sữa mẹ hoàn toàn theo nhu cầu của mèo con.
4.2. Nuôi mèo Persian 1 – 2 tháng
Mèo Persian được 1 tháng trở lên đã tự di chuyển và ăn được một số đồ ăn mềm. Ở giai đoạn này, chủ nhân hãy nấu thêm cháo loãng kèm thịt băm hoặc nước hầm xương cho mèo ăn.
Lưu ý không cho mèo ăn quá nhiều. Vì giai đoạn này Persian mới chỉ đang tập làm quen với đồ ăn mới nên mỗi ngày chủ nhân chỉ cho mèo ăn 1-2 bữa, mỗi bữa một chén nhỏ cháo.
4.3. Nuôi mèo Persian 2 – 6 tháng
Lúc này, mèo Persian đang phát triển mạnh cả về thể chất và tinh thần nên chúng sẽ cần chế độ ăn giàu dinh dưỡng hơn. Bởi vậy chủ nhân nên bổ sung đa dạng nhiều loại thức ăn cho mèo như tôm, trứng, rau củ, tinh bột…
Chủ nhân lưu ý không được để mèo Persian ăn các món ăn có xương sẽ khiến mèo bị hóc. Cũng không được cho mèo ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức ăn ôi thiu để tránh mèo bị bệnh đường ruột.
4.4. Nuôi mèo Persian trên 6 tháng
Khi mèo được 6 tháng tuổi, chủ nhân hãy cho mèo ăn một ngày 2 bữa chính. Thức ăn phải đáp ứng đủ các nhóm chất, thay đổi thực đơn liên tục để mèo ăn ngon miệng hơn.
Hãy huấn luyện mèo ăn uống khoa học, lên lịch ăn đúng bữa, đúng giờ cho mèo Serval. Tuyệt đối không cho mèo ăn uống theo bản năng sẽ hình thành thói quen ăn uống xấu cho chúng.
5. Những điều cần lưu ý nuôi mèo Serval
– Vệ sinh môi trường sống của mèo Serval thường xuyên để mèo luôn khỏe mạnh.
– Tiêm vắc-xin và xổ giun đầy đủ, đúng định kỳ cho mèo theo lịch của chuyên gia.
– Cho mèo đi khám thú y định kỳ 6 tháng hoặc 12 tháng 1 lần để hiểu được sức khỏe của mèo.
– Chỉ nên mua mèo Persian ở các địa chỉ uy tín, đảm bảo mèo khỏe mạnh, không bị bệnh di truyền.
Bài viết trên đây của Yeumeo.net hy vọng sẽ là thông tin hữu ích tới bạn. Hy vọng bạn sẽ chăm sóc được một chú mèo Persian luôn thông minh, khỏe mạnh và đáng yêu. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công!