Cách nuôi mèo

Cách nuôi mèo Sokoke mau lớn, khỏe mạnh dễ dàng cho người mới bắt đầu

Mèo Sokoke là giống rừng mèo tự nhiên, sinh sống chủ yếu trong các khu bảo tồn. Sokoke được nhiều người biết đến nhờ bộ lông vằn vân gỗ vô cùng độc lạ. Hôm nay, Yeumeo.net dẽ cùng các bạn tìm hiểu về giống mèo này nhé.

Cách nuôi mèo Sokoke
Mèo Sokoke gây ấn tượng với nhiều người bởi bộ lông có màu vân gỗ độc đáo

1. Tìm hiểu về mèo Sokoke

Đây là giống mèo bản địa sinh sống trong khu bảo tồn của Kenya. Người dân địa phương nơi đây đã bị ấn tượng bởi bề ngoài trông y như vỏ cây gỗ của giống mèo này.

Chính vì thế đã đặt tên cho chúng là mèo Sokoke. Ngoài ra, mèo còn có tên gọi khác là mèo Kadzonzo hay mèo lông ngắn châu Phi. Tới năm 1970, Sokoke đã được tiêu chuẩn hóa.

Vào năm 1978, một nhà lai tạo giống có tên Slater đã tìm thấy những chú mèo này trong vườn nhà và cô ấy quyết định nuôi chúng.

Sau đó, những chú mèo trên đã được cô đưa sang châu Âu, lai giống cùng một số giống mèo khác và cho ra đời một giống mèo mới.

Năm 2015, Sokoke chính thức được GCCF công nhận. Đến hiện tại, giống mèo này gần như tuyệt chủng ngoài tự nhiên.

1.1. Ngoại hình của mèo Sokoke

Mèo Sokoke trưởng thành có cân nặng dao động từ 4-5kg đối với con đực và 2-3kg với con cái. Chiều cao của mèo khoảng 25-35cm.

Đầu của mèo tròn, cằm nhỏ và nhọn. Tai mèo có hình tam giác, gốc tai rộng lúc nào cũng dựng thẳng đứng hướng về phía trước.

Mắt của Sokoke có hình hạt dẻ màu xanh hoặc nâu. Đôi mắt biết cười lúc nào cũng lấp lánh khiến nhiều người yêu chiều.

Bộ lông của những chú mèo lông ngắn châu Phi rất ngắn và khá xù xì nhưng khi sờ vào lại rất mềm mịn. Màu lông của mèo này rất đa dạng, phổ biến nhất là nâu vàng, vàng đen, đen xám, nâu, bạc,…

Xem thêm: Cách nuôi mèo Snowshoe bài bản nhất đảm bảo mèo luôn khỏe khoắn, xinh đẹp, đáng yêu

1.2. Tính cách của mèo Sokoke

Mèo Sokoke được đánh giá là rất thông minh và nhanh nhẹn. Chúng có khả năng học hỏi và tiếp thu rất tốt. Khả năng học hỏi của Sokoke có thể sánh ngang với những chú chó.

Sokoke luôn ngoan ngoãn và vâng lời, luôn biết cách tạo niềm vui cho mọi người cũng như các vật nuôi xung quanh khác trong nhà.

Giống mèo này có khả năng thích ứng tốt, bản năng sinh tồn của chúng cao. Cho dù ở đâu Sokoke cũng có thể sống vui vẻ và khỏe mạnh.

2. Cách chăm sóc mèo Sokoke

Cách nuôi mèo Sokoke
Mèo Sokoke rất thông minh và ham học hỏi

2.1. Chăm sóc cơ thể cho mèo

Mèo Sokoke có bộ lông dày và xù xì nhưng ít khi chúng bị rụng lông. Vì thế bạn cũng không cần phải chải chuốt cho mèo quá nhiều. Mỗi tuần chỉ cần chải lông cho mèo 2 lần bằng lược chuyên dụng là đủ.

Sokoke thích nước nên bạn có thể mang mèo đi tắm bất cứ lúc nào bạn muốn. Thậm chí mèo Sokoke có thể bơi thành thạo và săn mồi dưới nước.

Đừng quên vệ sinh các vùng nhạy cảm cho mèo như tai, mắt, mũi, miệng để tránh bụi bẩn và nhiễm trùng. Hãy dùng khăn ẩm để lau rửa thật sạch mỗi ngày.

2.2. Thức ăn cho mèo Sokoke

Mèo Sokoke có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, từ thức ăn tự nấu đến các loại thức ăn đóng gói sẵn tại siêu thị.

Khi nuôi tại nhà bạn cần đảm bảo cung cấp cho mèo một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Khẩu phần ăn cần có đủ thịt nạc, thịt gia cầm, các loại hải sản và rau xanh…

2.3. Nơi ở của mèo Sokoke

Với bản tính năng động và nghịch ngợm, mèo Sokoke không phù hợp với những không gian chật hẹp như nhà tập thể, nhà chung cư hay các căn hộ khép kín.

Hãy tạo cho mèo một môi trường sống rộng rãi, thoáng đãng, có nhiều cây xanh. Tốt nhất là những căn nhà có sân vườn ngoài trời.

2.3. Huấn luyện mèo Sokoke

Để quá trình được huấn luyện được dễ dàng, bạn hãy huấn luyện mèo Sokoke ngay từ khi còn nhỏ. Thời điểm thích hợp nhất sẽ là từ 2 – 3 tháng tuổi. Lúc này chúng vẫn còn rất ngoan ngoãn, biết sợ.

Trước khi dạy những câu lệnh phức tạp, bạn nên hướng dẫn chúng cách đi vệ sinh hợp lý. Mua cho mèo một khay vệ sinh riêng để tập cho mèo đi.

Ngoài ra, hãy huấn luyện cho mèo Sokoke làm theo một số lệnh bạn đưa ra như bắt tay, ngồi xuống, đứng lên, và các trò chơi đơn giản.

2.4. Tiêm phòng cho mèo con

Việc tiêm phòng cho mèo Sokoke vô cùng quan trọng bởi sẽ giúp mèo phòng được một số bệnh như viêm khớp, viêm tim, nhiễm trùng đường hô hấp…

Có 3 loại vắc xin đầu tiên nên tiêm cho mèo đó là Care, Viêm gan, Parvo. Bạn sẽ tiêm khi mèo được 8 tuần tuổi. Mũi thứ 2 và thứ 3 sẽ tiêm ở tuần thứ 10 và 12.

3. Cách nuôi mèo theo từng giai đoạn

Cách nuôi mèo Sokoke
Mèo Sokoke là giống mèo rừng tự nhiên, số lượng đang ngày càng hiếm

3.1. Nuôi mèo Sokoke sơ sinh

Khi chăm sóc mèo sơ sinh, nguồn dinh dưỡng cần thiết nhất chính là sữa của mèo mẹ. Trường hợp nếu mèo mẹ thiếu sữa, bạn có thể sử dụng sữa bột dành riêng cho mèo con để mèo con đủ chất dinh dưỡng.

Giai đoạn này nên để mèo mẹ tự chăm con, bạn càng ít tác động càng tốt. Tuyệt đối không cho trẻ con hoặc người lạ xem hoặc chơi với mèo con trong 3 tuần đầu. Bởi lúc này mèo mẹ đang rất nhạy cảm với người lạ, chúng có thể cắn chết mèo con nếu phải vía.

3.2. Nuôi mèo Sokoke 1-2 tháng

Sokoke khi bước sang độ tuổi này là cũng đã khá ổn định. Bạn đã có thể cho chúng ăn cháo nhuyễn, thịt băm nhuyễn. Thức ăn của mèo lúc này sẽ ở dạng mềm và lỏng.

Mỗi ngày mèo con sẽ ăn từ 4 – 5 bữa nhỏ. Lưu ý là không cho mèo con ăn thức ăn tanh, khô, cứng. Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mèo trong các bữa ăn.

3.3. Cách nuôi mèo Sokoke 2-6 tháng

Đến giai đoạn này, thức ăn cho mèo con đã có thể cứng hơn. Bạn cần bổ sung thêm cho mèo các món giàu năng lượng như: gà sống, thịt bò trong khẩu phần ăn.

Bạn cần lưu ý là thức ăn cho mèo phải luôn tươi sống đảm bảo chất lượng, cho mèo làm quen ăn từ ít tới nhiều. Số lượng bữa ăn sẽ là 2-3 bữa/ ngày.

3.4. Cách nuôi mèo Sokoke trên 6 tháng

Ở giai đoạn này, mỗi ngày mèo Sokoke sẽ cần ăn 2 bữa chính. Hãy huấn luyện cho mèo ăn đúng giờ, có kỷ luật và nề nếp.

Ngoài thức ăn tự nấu, lúc này mèo đã có thể ăn được hạt khô, các đồ ăn đóng gói. Với hạt khô bạn cần ngâm mềm trước khi cho mèo ăn.

4. Lưu ý khi nuôi mèo Sokoke

Cách nuôi mèo Sokoke
Mèo Sokoke cần nơi ở rộng rãi, thoáng đãng và nhiều cây xanh

– Trong quá trình chăm sóc, cần cho mèo Sokoke đi thăm khám định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để kiểm tra sức khỏe cho mèo, phòng tránh và phát hiện các căn bệnh kịp thời ở mèo.

– Mèo Sokoke không thích hợp để ở trong những môi trường kín, chật hẹp. Vì thế, trước khi quyết định nuôi bạn cần chuẩn bị cho mèo một nơi ở thật thoáng đãng, rộng rãi, nhiều cây xanh.

Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia về cách chăm sóc mèo Sokoke tốt nhất. Sokoke được nhiều người yêu thích bởi sự dễ thương, thông minh, trung thành và rất quấn chủ. Chắc chắn chúng sẽ là người bạn đồng hành đáng giá của bạn đấy.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button